VINACAP KIM LONG

BẬT MÍ CÁCH ĐỌC THÔNG SỐ IN TRÊN DÂY CÁP MẠNG

BẬT MÍ CÁCH ĐỌC THÔNG SỐ IN TRÊN DÂY CÁP MẠNG

Ta thường thấy trên thân dây cáp mạng có khá nhiều ký tự khó hiểu. Có bao giờ bạn tự hỏi những ký tự này được dùng để làm gì và có ý nghĩa như thế nào không? Hôm nay, VINACAP xin chia sẻ tới bạn một số thông tin cơ bản nhất về các thông số thường thấy trên các dây cáp mạng.

1.       Tên hãng

Trên thị trường Việt Nam ngày nay, có rất nhiều thương hiệu dây cáp mạng để người tiêu dùng lựa chọn như: AMP, Alantek, Goldenlink, Vinacap, ADC Krone… Ngoài tên hãng và thương hiệu của cáp được thể hiện ở vỏ hộp và bao bì, hầu hết các nhà sản xuất đều in tên của nhãn hiệu của mình trực tiếp trên sản phẩm để người tiêu dùng có thể phân biệt và lựa chọn. Tên hãng thường được in rõ ràng, in hoa để người dùng dễ dàng thấy được.

2.       Loại dây

Hiện nay chủ yếu sử dụng 2 loại dây phổ biến là: Cat5e và Cat6

–          Cáp mạng Cat5e: Là loại cáp được thiết kế để đáp ứng đầy đủ ứng dụng 10/100 Mbps Ethernet và còn có thể hỗ trợ ứng dụng Gigabit Ethernet. Có cấu tạo gồm 4 đôi dây được bện dài để tăng khả năng linh hoạt cũng như không bị đứt  và gãy. Cáp mạng Cat5e đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn ANSI / TIA / EIA-568-A.

–          Cáp mạng Cat6: có kích cỡ 24 AWG, tần số hoạt động 250 MHz. Tất cả các loại dây mạng Cat6 đều có lõi nhựa hình chữ thập ở trung tâm để phân chia 4 cặp dây xoắn đều cho khả năng chống nhiễu chéo (cross talk) một cách tối đa trong khi dây mạng Cat5e không có. Cáp Cat6 được thiết kế để dùng cho ứng dụng Gigabit Ethernet và được sử dụng rất phổ biến trong các hệ thống mạng hiện nay.

Ngoài những được điểm về cấu tạo, người sử dụng cũng hoàn toàn có thể thể nhận biết 2 loại dây này nhờ thông tin được nhà sản xuất in trên cáp.

3.       Khả năng chống nhiễu

Với khả năng chống nhiễu cáp mạng thông thường chia ra làm 2 loại chính:

–          UTP: Là loại cáp không có lớp bọc bạc chống nhiễu

–          FTP: Là loại có lớp bọc bạc tăng khả năng chống nhiễu cho cáp

Từ đó người dùng có thể sắp xếp cũng như lắp đặt hệ thống cáp mạng tại các vị trí phù hợp, đảm bảo khả năng truyền tải dữ liệu cũng như tính ổn định một cách tốt nhất.

4.       Mốc độ dài

Trong quá trình sử dụng, chắc chắn người dùng cần cắt những đoạn dây với các kích thước và độ dài khác nhau để phù hợp với từng địa hình cũng như mục đích sử dụng của mình. Để tránh mất thời gian trong việc đo đạt cũng như thi công. Các nhà sản xuất cũng cẩn thận in từng mốc độ dài trên cáp. Với các sản phẩm cáp mạng được làm đúng theo tiêu chuẩn thường có độ dài là 305m/cuộn và tương ứng 305 mốc độ dài khác nhau từ 1 đến 305 giúp người dùng thuận tiện cho việc đo đạc và thi công một cách đơn giản và dễ dàng nhất.

Các mốc độ dài cũng được thể hiện rõ để người dùng dễ dàng và tiết kiệm thời gian trong việc thao tác và thi công

5.       Một số thông tin khác

Ngoài một số thông tin mà khách hàng cũng như người sử dụng cần đặc biệt lưu ý bên trên thì nhà sản xuất cũng cung cấp thêm một số thông tin cơ bản khác như: Thời gian sản xuất, số cặp dây và đường kính lõi, tiêu chuẩn mà cáp đáp ứng,… để người dùng có thể biết thêm cũng như phân biệt với các sản phẩm hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Hi vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, bạn có thể dễ dàng hiểu được các thông số khi mua dây ngoài cửa hàng.

News in the same category